Phải lòng bưởi Diễn Hà thành
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.Lan man… bánh ít
Hãng công nghệ sinh học Colossal Biosciencescho biết 38 chuột lông xù đã được tạo ra, tất cả đều khỏe mạnh và không có tác dụng phụ nào—ngoại trừ việc chúng trông cực kỳ dễ thương!Tuy nhiên, đằng sau nghiên cứu biến đổi gien tưởng chừng vui vẻ này lại là một mục tiêu lớn liên quan đến một động vật tiền sử đồ sộ: voi ma mút.
Thể thao điện tử ASIAD 19: Tuyển Việt Nam tranh HCĐ với Thái Lan
Ngày 2.2, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tham dự buổi họp mặt truyền thống cách mạng và dâng hương tại Đền tưởng niệm khu lịch sử truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.Tham dự có Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi; Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị; PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ; Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Nguyễn Phước Lộc; nguyên Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; thượng tướng Trần Đơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng… cùng các vị lão thành cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng.Tại Đền tưởng niệm khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (ở H.Củ Chi), đoàn đã dâng hoa, dâng hương, dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các lãnh đạo Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định qua các thời kỳ; các bậc tiền nhân và đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh, cống hiến vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Phát biểu tại buổi lễ, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, các căn cứ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã được xây dựng từ rất sớm; là nơi quân và dân ta đã trực tiếp đương đầu với mọi âm mưu, thủ đoạn và sự tấn công ác liệt của địch. Đồng thời, đây cũng là nơi triển khai thực hiện nhiều chủ trương, quyết định chiến lược quan trọng của Trung ương. "Người dân TP.HCM luôn khắc ghi và tự hào về truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; trân trọng và biết ơn sự hy sinh cao cả của các mẹ Việt Nam anh hùng, của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc đem lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Cùng với sự phát triển nhanh và bền vững về kinh tế, TP.HCM luôn quan tâm thực hiện các phong trào văn hóa - xã hội, hướng về người dân, phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình của người dân thành phố", ông Nghị chia sẻ. Năm 2024, TP.HCM cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra. Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cả năm khoảng 7,17%; thu ngân sách nhà nước ước đạt 502.000 tỉ đồng, đóng góp khoảng 27% tổng thu ngân sách cả nước. TP.HCM đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng, đầu tư xây dựng đường vành đai 3, nút giao thông An Phú; hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị metro số 1, khởi động xây dựng metro số 2; thúc đẩy các tuyến cao tốc kết nối vùng thành phố, đường vành đai 4...Trong năm 2025, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM nhìn nhận đây là một năm rất quan trọng của TP.HCM để tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XI của Đảng bộ thành phố."Năm 2025, TP.HCM tiếp tục thực hiện tốt chủ đề năm, tập trung sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số; triển khai Nghị quyết số 98 của Quốc hội; giải quyết cơ bản những vướng mắc, tồn đọng của thành phố. Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của thành phố và chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, đặc biệt là các công trình chào mừng 50 năm thống nhất đất nước. TP.HCM sẽ tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, đổi mới, sáng tạo để thúc đẩy thành phố phát triển nhanh và bền vững, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.Trước đó, các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược. Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hương linh các mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng liệt sĩ, đoàn đã thành tâm dâng doa, dâng hương, dành phút mặc niệm bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hôm nay 1.3, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Đại học Thanh Hoa - một đại học hàng đầu Trung Quốc, tổ chức hội thảo quốc tế "Giáo dục Đại học Việt Nam - Trung Quốc: Cơ hội và thách thức của giáo dục đại học trong thế kỷ 21 - kỷ nguyên trí tuệ số". Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học của hai đại học chia sẻ, thảo luận về cơ hội phát triển của giáo dục đại học trong thời đại bùng nổ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI). Tại hội thảo, PGS Nguyễn Viết Nhung, Trưởng khoa Y, Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư, cho biết từ nhiều năm trước, ở Việt Nam, nhà nước đã có chương trình quốc gia KC 4.0 nhằm đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng AI trong y tế. Cũng theo PGS Nguyễn Viết Nhung, hiện Việt Nam đã có phần mềm học sâu hỗ trợ chẩn đoán lao phổi dựa trên ảnh X-quang ngực. Khi sử dụng phần mềm này, bác sĩ đưa ảnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vào, sau đó phần mềm sẽ xử lý và đưa ra kết quả. Dự đoán của phần mềm với độ chính xác trên 95%. Việc ứng dụng AI đạt hiệu quả phát hiện sớm bệnh lao tăng gấp đôi so với trước khi ứng dụng AI. Công nghệ AI được gắn vào các máy X-quang và có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương. Từ đó, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn."Từ nhiều năm trước, tại Bệnh viện Phổi T.Ư, tôi là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu ứng dụng AI trong chẩn đoán và dự báo dịch tễ bệnh lao phổi, dựa trên dữ liệu của Việt Nam. Chúng tôi sở hữu kho dữ liệu gồm 30.018 phim X.Q đạt tiêu chuẩn kỹ thuật dán nhãn lao phổi, hiện dữ liệu này được công khai dùng chung trong cả nước", PGS Nguyễn Viết Nhung cho biết. Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, AI được coi là chìa khóa cho tương lai y tế, mang lại những đột phá trong chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một trong những thách thức hiện nay là thiếu sự kết nối liên ngành, đặc biệt từ khâu đào tạo, giữa các ngành khoa học sức khỏe với các ngành công nghệ - kỹ thuật. "Bác sĩ thì không biết về AI, còn kỹ sư AI thì không biết về công việc thầy thuốc. Để phát triển ngành khoa học sức khỏe (trong đào tạo, nghiên cứu cũng như khám chữa bệnh), yêu cầu tất yếu là các thầy thuốc và các kỹ sư AI cần phải có "cùng một tiếng nói", nghĩa là hai bên phải hiểu được công việc của nhau, để giúp nhau tạo ra những công cụ công nghệ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ. Vì thế, đào tạo liên ngành cho bác sĩ và kỹ sư AI là giải pháp hết sức quan trọng", PGS Nguyễn Viết Nhung nói. PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ thêm: "Chúng ta vẫn nghe nói, AI phát triển thì bác sĩ mất việc. Chúng tôi không nghĩ như vậy, mà là bác sĩ sử dụng AI sẽ thay thế những bác sĩ không sử dụng AI". PGS Nguyễn Viết Nhung cũng bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đại học Thanh Hoa trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực AI y tế. Hình thức hợp tác có thể là đào tạo bác sĩ sử dụng AI thông qua các khóa học ngắn hạn, qua đó bác sĩ Việt Nam được học về phân tích dữ liệu, ứng dụng AI cơ bản; kỹ sư AI Việt Nam được học về kiến thức y khoa, thiết kế AI hiệu quả. Sự hợp tác giữa hai bên còn được thực hiện thông qua các chương trình trao đổi sinh viên, nghiên cứu sau đại học… Có những chương trình hợp tác để nghiên cứu sinh Đại học Thanh Hoa được thực hành tại bệnh viện Việt Nam, sinh viên Việt Nam được tiếp cận công nghệ AI tiên tiến tại Đại học Thanh Hoa.Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, "mong ước thiết tha" của Trường đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội là có một trung tâm mô phỏng y khoa đào tạo tiền lâm sàng. Hiện nay, việc đào tạo lâm sàng cho sinh viên y khoa hầu như chỉ thực hiện tại bệnh viện. Việc sinh viên trực tiếp học trên bệnh nhân ẩn chứa nhiều rủi ro và hiện cũng gặp khó khăn do thực hiện luật Khám chữa bệnh."Theo chuẩn mực đào tạo y khoa quốc tế thì đào tạo tiền lâm sàng là đào tạo trong các mô hình mô phỏng. Học qua mô phỏng thì sinh viên được phép sai lầm, được lặp đi lặp lại nhiều, có như thế các em mới nhanh giỏi lên được", PGS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.
Vợ gen Z thay tã, tập đi cho chồng... sau tai nạn giao thông gây xúc động
Joshua (tên VN là Trần Luân Vũ) bắt đầu làm quen với việc nấu nướng từ năm 10 tuổi, khi mẹ nuôi người Huế dạy anh chế biến những món ăn đặc trưng của miền Trung. Món ăn đầu tiên anh học là bánh bột lọc trần, với phần vỏ dai và nhân tôm thịt thơm ngon. Sau đó, Joshua tiếp tục học cách chế biến bún bò Huế, một món ăn nổi tiếng với hương vị đậm đà.Dần dần, Joshua học nấu và thành thạo với các món kho, rim đơn giản nhưng đậm đà hương vị đặc trưng VN như: thịt kho mắm ruốc, cá kho nghệ…Điều khiến Joshua yêu thích ẩm thực Việt là sự đa dạng, phong phú. Không chỉ học các món truyền thống Huế, anh còn rất thích trải nghiệm những món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhau như: lẩu riêu cua bắp bò miền Bắc, mì Quảng gà chọi, hay bún riêu cá Quy Nhơn (Bình Định)..."Mỗi vùng miền ở VN đều có món ăn đặc trưng và mình muốn khám phá tất cả chúng. Việc thử những món ăn khác nhau là điều rất thú vị", Joshua chia sẻ.Là người Mỹ nhưng lại rất yêu thích ẩm thực Việt, Joshua nhận thấy có nhiều sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền ẩm thực này. Anh ấn tượng với sự phong phú của các loại rau, thịt, trái cây và gia vị khi đi chợ ở VN, điều ít thấy ở Mỹ.Joshua cảm thấy rất dễ hòa nhập và yêu thích món ăn Việt, xem chúng là phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Phở, bánh mì, bánh xèo hay cà phê sữa đá… là những món ăn quen thuộc với anh từ khi còn sống ở Mỹ.Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của Joshua là những cái tết ở VN. Với 13 lần đón tết tại nhiều vùng miền, Joshua đã được thưởng thức những mâm cỗ cúng giao thừa đa dạng và phong phú, mỗi nơi mang một nét đặc trưng riêng biệt."Mỗi dịp tết, mình luôn nấu một nồi thịt kho tàu, canh khổ qua. Đó là món ăn không thể thiếu trong dịp tết, giúp mình kết nối với văn hóa Việt", Joshua nói.Nhìn lại chặng đường nấu ăn của mình, Joshua cảm thấy tự hào về những gì đã học được. Anh không chỉ biết chế biến các món ăn VN mà còn thấu hiểu ý nghĩa văn hóa của chúng. Đối với anh, nấu ăn là cách để gắn kết với con người và cuộc sống VN, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm sống.